Hướng dẫn cách tính chi phí lưu kho doanh nghiệp

Hướng dẫn cách tính chi phí lưu kho doanh nghiệp

Tại các doanh nghiệp, quản lý kho bãi đóng vai trò then chốt trong chuỗi cung ứng và vận hành để hoạt động kinh doanh hiệu quả. Một trong những yếu tố quan trọng cần được chú trọng đó chính là chi phí lưu kho. Hiểu rõ cách tính chi phí lưu kho doanh nghiệp không chỉ giúp doanh nghiệp kiểm soát ngân sách, tránh lãng phí và nâng cao hoạt động kinh doanh.

Định nghĩa về chi phí lưu kho

Chi phí lưu kho được hiểu là toàn bộ các chi phí sử dụng nhằm mục đích lưu trữ và bảo quản hàng hóa trong một khoảng thời cụ thể nào đó. Khoản chi phí này có thể cố định từng tháng hoặc thay đổi theo nhu cầu của mỗi doanh nghiệp ở từng thời điểm.

Định nghĩa về chi phí lưu kho
Định nghĩa về chi phí lưu kho

Xem thêm:

Chi phí lưu kho bao gồm những khoản nào?

Như đã nói chia sẻ ở trên, chi phí lưu kho sẽ bao gồm toàn bộ những chi phí được sử dụng để lưu trữ và bảo quản hàng hóa. Cụ thể, nó sẽ bao gồm những chi phí sau:

Chi phí lưu giữ hàng hóa trong các kho

Đây là khoản chi dễ mà chúng ta có thể dễ dàng thấy nhất trong phần lưu kho của doanh nghiệp. Nó sẽ bao gồm tất cả những chi phí được sử dụng nhằm mục đích đầu tư, thuê và sử dụng kho định kỳ. Một số chi phí phổ biến bao gồm:

  • Chi phí đầu tư nhà xưởng, kho bãi.
  • Chi phí khấu hao, chi phí thuê kho.
  • Chi phí thuê đất.
  • Chi phí bảo hiểm vật chất.

Chi phí đầu tư, sử dụng những trang thiết bị phục vụ hoạt động vận hành kho

Để kho có thể vận hành một cách thuận lợi, chắc chắn, chúng ta cần đến sự hỗ trợ của các loại máy móc và thiết bị chuyên môn. Điển hình phải kể đến: xe nâng, xe kéo, xe tải, hệ thống giá kệ, …

Chi phí lưu kho bao gồm những khoản nào?
Chi phí lưu kho bao gồm những khoản nào?

Chi phí dùng các thiết bị này đều được phân chia như sau:

  • Chi phí đầu tư và khấu hao các thiết bị.
  • Chi phí thuê công cụ dụng cụ.
  • Chi phí vận hành, khai thác.
  • Chi phí điện nước, bảo hành và bảo dưỡng các thiết bị thường xuyên.

Chi phí nhân sự quản lý kho

Máy móc không thể vận hành một cách hiệu quả nếu không có con người. Khi tính chi phí lưu kho, chúng ta không thể bỏ qua chi phí chi trả lương cho nhân sự kho vận định kỳ. Chi phí này gồm có:

  • Bộ phận quản lý.
  • Bộ phận hành chính – văn phòng.
  • Bộ phận khai thác.
  • Đội ngũ thuê ngoài: bốc xếp, khai thác hàng hóa.

Xem thêm:

Chi phí dành cho hàng tồn kho bắt buộc

Trong kho, việc duy trì một lượng hàng tồn kho tối thiểu là cần thiết để đảm bảo đáp ứng các nhu cầu sản xuất và kinh doanh, bất chấp những biến động của thị trường. Chi phí liên quan đến việc duy trì này có thể bao gồm:

  • Lãi vay ngân hàng nếu bạn có sử dụng vốn của ngân hàng.
  • Chi phí cơ hội bỏ ra để đầu tư.
  • Chi phí hàng tồn kho.
  • Thuế và các khoản phí có liên quan khác.

Chi phí bảo hiểm, rủi ro hàng hóa

Trong quá trình lưu trữ trong thời gian dài, chúng ta chắc chắn sẽ phải đối mặt với một số rủi ro tiềm ẩn như: Hàng hoá hư hỏng, thất thoát hàng, … Các chi phí bảo hiểm và dự phòng được sử dụng để giảm thiểu những rủi ro này.

  • Chi phí trích lập dự phòng
  • Chi phí bảo hiểm hàng hóa
  • Chi phí hư hỏng, lỗi thời của hàng hóa

Hướng dẫn cách tính chi phí lưu kho doanh nghiệp

Dưới đây, Pland sẽ hướng dẫn bạn cách tính chi phí lưu kho doanh nghiệp:

Cách tính chi phí lưu kho doanh nghiệp theo diện tích (m2)

Đây là phương thức lưu kho phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Theo đó, doanh nghiệp sẽ ước tính khoảng diện tích lưu kho mà mình cần để lưu trữ và bảo quản hàng hóa. Diện tích này được tính bằng kích thước theo chiều dài x rộng của kho.

Hướng dẫn cách tính chi phí lưu kho doanh nghiệp
Hướng dẫn cách tính chi phí lưu kho doanh nghiệp

Nếu thuê kho theo m², số lượng hàng hóa của doanh nghiệp sử dụng thường không nhiều. Diện tích thuê dao động ở mức trung bình dưới 100m². Chi phí thuê theo diện tích thường cao hơn so với hình thức thuê theo khối hoặc vị trí do doanh nghiệp sẽ có toàn quyền dùng và sắp xếp hàng hóa tùy ý trong phạm vi diện tích mà mình đã thuê.

Xem thêm:

Cách tính chi phí lưu kho riêng cho doanh nghiệp (m2)

Hình thức này được xem là “phiên bản nâng cấp” của hình thức thuê kho theo diện tích. Phương thức này phù hợp với các doanh nghiệp đang kinh doanh với sản lượng hàng hóa lớn. Doanh nghiệp mong muốn tìm kiếm khu vực kho riêng biệt, tự do vận hành theo giờ hoạt động của mình.

Thông thường, diện tích mà những doanh nghiệp này dùng sẽ từ 200m² trở lên. Chi phí thuê kho theo hình thức này cũng không hề rẻ, bởi doanh nghiệp phải chịu tất cả những chi phí liên quan đến kho, bao gồm chi phí thuê đất, thuế, chi phí sử dụng, và đầu tư các trang thiết bị cho kho.

Cách tính chi phí lưu kho theo thể tích (m3)

Lưu kho theo thể tích là hình thức thường được áp dụng đối với doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa công nghiệp. Những loại hàn hoá này sẽ được đóng gói theo tiêu chuẩn cụ thể về chiều dài, chiều rộng và chiều cao. Do đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng quy đổi ra thể tích cần lưu trữ.

Lưu kho theo hình thức này giúp doanh nghiệp tối ưu hóa không gian lưu trữ, cho phép sử dụng diện tích kho một cách hiệu quả và sắp xếp hàng hóa khoa học và tiết kiệm chi phí.

Cách tính chi phí lưu kho theo vị trí (pallet locations)

Hình thức lưu kho theo vị trí khá linh động và phổ biến. Đa số doanh nghiệp sẽ đặt hàng hóa trên những tấm pallet để tránh tiếp xúc trực tiếp với nền/sàn. Cách sắp xếp này đảm bảo chất lượng hàng hóa. Tùy vào hệ thống giá kệ sử dụng, đơn vị lưu trữ có thể có các kích thước pallet khác nhau.

Kết luận

Trên đây, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về các chi phí và cách tính chi phí lưu kho đầy đủ nhất. Hy vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích. Nếu còn có thắc mắc, bạn hãy để lại comment bên dưới bài viết của Pland Investment JSC nhé!