Trích lục thửa đất là gì? Đây là thắc mắc của rất nhiều người khi làm các thủ tục pháp lý liên quan đến đất đai. Việc nắm rõ kiến thức giúp bạn dễ dàng hơn trong việc làm các thủ tục tại cơ quan thẩm quyền. Trong bài viết này, Pland Investment JSC sẽ giúp bạn giải đáp tất tần tật về trích lục thửa đất. Cùng tìm hiểu thôi!
Tìm hiểu trích lục thửa đất là gì?
Dựa theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 quy định:
” Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.”
Theo Từ điển Tiếng Việt, trích lục được hiểu là sự rút ra từng phần và sao lại thông tin.
Như vậy, trích lục thửa đất là việc lấy ra một phần hoặc toàn bộ thông tin hoặc một bản sao y bản chính của một hay nhiều thửa đất và các yếu tố địa lý của thửa đất đó dựa trên hồ sơ, giấy tờ gốc đã có.

Xem thêm:
- Quy trình ra sổ của dự án 1/500 đầy đủ và chi tiết nhất bạn cần biết
- Không rầm rộ dậy sóng, bất động sản Bình Phước vẫn âm thầm hút dòng tiền đầu tư
- Cập nhật giá đất Bình Phước hiện nay
Vậy tại sao cần phải trích lục bản đồ địa chính?
Như đã chia sẻ ở trên, việc trích lục bản đồ địa chính không chỉ giúp cho cơ quan nhà nước thuận tiện hơn trong việc quản lý đất đai và tiến hành các thủ tục hành chính liên quan đến đất, mà còn cung cấp cho người sử dụng đất một nguồn thông tin đầy đủ về thửa đất và khu vực đất mà mình sở hữu.
Từ đó, người sở hữu có thể dễ dàng thực hiện các quyền của mình đối với đất đai và giảm thiểu tối đa các tranh chấp có thể xảy ra trong quá trình sử dụng đất.
Dưới đây là một số trường hợp cụ thể cần trích lục thửa đất và trích lục bản đồ địa chính thửa đất.
- Trường hợp thửa đất mà bạn đang sở hữu chưa có bản đồ địa chính và chưa có trích đo thửa đất.
- Trường hợp người đi xin giao đất, thuê đất đưa ra yêu cầu đối với cơ quan nhà nước quản lý về đất đai.
- Trường hợp giữa những người sử dụng đất xảy ra các tranh chấp về quyền sử dụng đất và sở hữu tài sản liên quan.
- Trường hợp ranh giới đất bị mờ hoặc bị mất để xác định lại ranh giới thửa đất.
- Trường hợp thực hiện những quyền lợi của người sử dụng đất. Điển hình như hoạt động chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất, …
- Trường hợp cơ quan nhà nước cấp GCN QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho người sử dụng đất, đăng kí đất đai, tài sản gắn liền với đất,…. Khi đó, cần có trích lục thửa đất để làm căn cứ cho việc cấp giấy tờ.
Trích lục bản đồ địa chính bao gồm những thông tin gì?
Theo quy định tại Phụ lục số 13 ban hành kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT về bản đồ địa chính, trích lục bản đồ địa chính là văn bản pháp lý cung cấp thông tin chi tiết về một thửa đất cụ thể. Dưới đây là những thông tin quan trọng được ghi chép trong trích lục bản đồ địa chính:

1. Thông tin cơ bản về thửa đất:
- Số thứ tự thửa đất: Mỗi thửa đất được cấp một số thứ tự riêng để dễ dàng quản lý và phân biệt.
- Tờ bản đồ: Thửa đất được thể hiện trên một tờ bản đồ địa chính cụ thể, có ghi số tờ và tên tờ bản đồ.
- Địa chỉ thửa đất: Xác định vị trí thửa đất thuộc xã, huyện, tỉnh nào.
- Diện tích thửa đất: Diện tích thực tế và diện tích theo sổ đỏ của thửa đất.
- Mục đích sử dụng đất: Phân loại đất theo mục đích sử dụng như đất ở, đất nông nghiệp, đất rừng,…
- Tên người sử dụng đất và địa chỉ thường trú: Thông tin cá nhân của chủ sở hữu thửa đất.
2. Thông tin về tình trạng thửa đất:
- Các thay đổi của thửa đất so với giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất: Ghi nhận những thay đổi về diện tích, ranh giới, chủ sở hữu,… so với thông tin trên sổ đỏ.
- Bản vẽ thửa đất: Bao gồm sơ đồ thửa đất thể hiện hình dạng và vị trí thửa đất, cùng với chiều dài cạnh thửa đất.
Như vậy, trích lục bản đồ địa chính là một hình thức cung cấp, xác thực thông tin thửa đất.
Xem thêm:
- Đất nền là gì? Phân loại và tiềm năng tăng giá của đất nền
- Có nên mua đất gần khu công nghiệp không? Cơ hội và rủi ro
- Cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành với số vốn hơn 17.000 tỷ đồng
Hồ sơ cấp trích lục bản đồ địa chính cần có những giấy tờ gì?
Nếu muốn cấp hồ sơ cấp trích lục bản đồ địa chính thì người dân cần có những giấy tờ gì? Cụ thể:
- Phiếu yêu cầu hoặc văn bản yêu cầu được tổ chức hoặc cá nhân có nhu cầu khai thác dữ liệu đất đai nộp tới các cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai theo Mẫu số 01/PYC được ban hành kèm theo Thông tư này.
- Khi nhận được phiếu yêu cầu hoặc văn bản yêu cầu hợp lệ từ tổ chức hoặc cá nhân, các cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai sẽ thực hiện việc cung cấp dữ liệu cho họ. Trong trường hợp từ chối cung cấp dữ liệu, cơ quan cung cấp phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do từ chối.
- Việc khai thác dữ liệu thông qua phiếu yêu cầu hoặc văn bản yêu cầu được thực hiện theo các quy định của pháp luật.

Phí phải nộp khi có yêu cầu trích lục bản đồ địa chính?
Theo Điều 16 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT quy định
“Điều 16. Phí và chi phí phải trả cho việc cung cấp dữ liệu đất đai
1. Phí và chi phí phải trả để được cung cấp dữ liệu đất đai gồm có những khoản sau:
a) Phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai.
b) Chi phí in ấn, sao chụp hồ sơ, tài liệu.
c) Chi phí gửi tài liệu (nếu có).
2. Tổng cục Quản lý đất đai xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường để cấp có thẩm quyền ban hành mức thu phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để trình Hội đồng nhân dân thông qua mức thu phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai.”
Kết luận
Hiểu rõ về trích lục thửa đất là gì và quy trình xin trích lục là bước quan trọng giúp bạn nắm chắc thông tin về mảnh đất mà mình quan tâm. Việc chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và nắm bắt các quy định pháp lý không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian mà còn tránh được những rủi ro không mong muốn trong quá trình giao dịch bất động sản. Nếu còn có vướng mắc nào, hãy comment bên dưới bài viết để được Pland Investment JSC giải đáp.
- Facebook: Pland Investment JSC
- Hotline: 0777885819
- Email: [email protected]